Nằm trong kế hoạch bổ sung các tài liệu, hiện vật mới, Bảo tàng FPT đã sưu tầm và trưng bày thêm nhiều hiện vật gắn liền với cuộc sống, công việc của một số thành viên Hội đồng Sáng lập FPT.
Dự án Bảo tàng FPT được khởi động từ trung tuần tháng 6/2012 và được chia làm nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Bảo tàng FPT sẽ sưu tập, bảo quản, trưng bày, giới thiệu các nguồn sử liệu để phản ánh quá trình lịch sử phát triển, hình thành, các thành tựu, văn hóa, con người FPT thông qua những tài liệu bằng giấy, phim, ảnh, tranh vẽ, băng từ, poster, các hiện vật và mẫu vật, các quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự; thành lập, mở rộng lĩnh vực hoạt động, các hợp đồng lớn, cổ phần hóa, lên sàn…Ở giai đoạn sau, Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT có kế hoạch xây dựng Bảo tàng FPT thành Bảo tàng CNTT và Viễn thông Việt Nam.
Bảo tàng đã đóng thêm 7 tủ mới để trưng bày các hiện vật cho bài bản, đẹp mắt.
Các hiện vật được bổ sung gồm: Nhật ký họp giao ban (được anh Đỗ Cao Bảo ghi chép cẩn thận từ năm 1998 đến 2000), Máy tính xách tay đầu tiên của anh Đỗ Cao Bảo - Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin FPT; “Bộ bát, đĩa” ăn cơm của Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình sử dụng tại các bữa ăn trưa khi FPT tọa lạc tại 89 Láng Hạ, Hà Nội; Dây đeo điện thoại của anh Nguyễn Thành Nam (nguyên TGĐ FPT)... được trưng bày tại sảnh tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.
Các hiện vật đều được trưng bày ngay tại sảnh tầng 0, tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.
Thông qua các hình ảnh, hiện vật được trưng bày, Bảo tàng FPT hyvọng người FPT sẽ hiểu hơn về con người, lịch sử và văn hóa của tập đoàn. Tất cả hiện vật này đều được trưng bày trong 7 chiếc tủ mới được Bảo tàng FPT đóng bổ sung. Tủ gồm hai phần chính là kính và gỗ, trong mỗi tủ có hai bóng đèn chiếu sáng để tôn lên hiện vật được trưng bày. Trên tủ có dải cờ 3 màu đặc trưng của logo FPT.
Nếu có dịp ghé tòa nhà FPT Duy Tân, đừng quên ngắm nhìn những hiện vật trong bảo tàng nhé!
Nguồn: Chungta