FPT - Fải Phát Triển

Ngày 13/9/1988, Viện truởng Viện Nghiện cứu Công nghệ Quốc gia (NCCNQG) Vũ Đình Cự đã ký quyết định số 80-88 OĐNCN thành lập một công ty có tện là Công ty Công nghệ Thực phẩm và giao cho anh Truơng Gia Binh, lúc đó đang công tác tại Viện Cơ học Việt Nam vởi học vị tiến sĩ, làm Giám đốc.

Các công ty tin học Việt Nơm đã thành danh lúc bấy giờ như Appinfor, Seactic, 3C, Genpacific...tất nhiện chẳng mảy may quan tâm đến sự ra đời của công ty này vì nó hoạt động khác ngành nghề. Tuy nhiện, chỉ sau vài năm họ đã bị bất ngờ và trở tay không kịp, vi lỡ không nhìn ra việc một công ty chế biến thực phẩm lợi có thể chuyển sang kinh doanh máy tính.

Nguồn ảnh Internet

Trở lại cái tện tiền thân đâm chất ẩm thực nói trện, thật ra cái tên ấy là do anh Vũ Đinh Cự gợi ỷ. Thú nhất, công ty thuộc Viện Nghiện cứu Công nghệ Quốc gia nện dứt khoát phải có chữ Công nghệ. Thủ hai, Đại hội VI của Đảng thời kỳ đó đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, toàn xã hội phải nỗ lực sản xuất nhiều lương thực thực phẩm đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì thế nên có chữ thực phẩm. Anh Bình nghe thấy có lý, vả lại các anh cũng chưa biết làm gì, ngoài hợp đồng sấy chuối bằng phương pháp lạnh đang thực hiện nên nhanh chóng chấp thuận cái tên này. 

Nhung tại sao cái tện tiếng Việt dài dòng kia lợi đuợc rút ngắn thành FPT? Lúc đó Việt Nơm bắt đầu chính sách đổi mới, mở cửa ra thế giới. Xu huởng chuộng ngoại đỡ khiến cho mọi công ty đều đặt tên tiếng Anh, một phần để tiện giao dịch quốc tế. nhưng phần chính là để cho oai. Công ty công nghệ thực phẩm liền đuợc dịch sang tiếng Anh thành The Food Processing Technology Company. Rồi một cuộc trung cầu ỷ kiên đuợc tiến hành để chọn tên cộng ty cho ngắn gọn hơn.

Rút kinh nghiệm từ câu chuyện dân gian "Ở đây bán cá cưới" trước hết chữ compant bị bỏ đi, vì ai cả biết đây là công ty. Rồi phương án rút gọn đầu tiên cho kết quả là cái tên FoodProTech. Nghe cũng hay hay và tây tây, nhưng vẫn còn khá dài. Có nhiều phương án tiếp tục được đưa ra, thậm chí có phương án siêu rút gọn chỉ còn duy nhất 1 chữ cái.

Rôi việc chọn tên đi tới một buớc ngoặtkhi có người nói vởi anh Bình về một công ty quốc tế chỉ dùng có 3 chữ cái để đặt tên, đó lò IBM. Anh Bình hỏi lại, cộng ty đó lớn cỡ nào. Nguời đó nói IBM là cộng ty lớn nhất thế giới.Và thế là cái tên lịch sử chỉ còn 3 chữ cái FPT đã được lãnh đạo chốt sử dụng cho công ty đến tận ngày nay. 

Vài năm sau, khi FPT cuối cùng đã định vị được lĩnh vực phát triển của mình là công nghệ thông tin, cũng là mục đích, tâm huyết ban đầu của những người sáng lập, 3 chữ FPT vẫn được giữ nguyên, nhưng tên đầy đủ của nó được đổi thành The Corporation for Financing and Promoting Technology cho phù hợp với một môi trường mới.


Suy cho cùng, Bạch Tuyết mà đen sì thì cũng khó lấy chồng. Cái hay của những người sáng lập ra công ty là đã biến một cái tên khá lủng củng, ít ý nghĩa, khó nhớ thành một biểu tượng của công nghệ thông tin Việt Nam.

Tén công ty, giờ không chỉ đã trở nên  quen thuộc và phổ biến, mà còn là chất liệu dồi dào để các thế hệ người FPT tinh nghịch chế thành rất nhiều phiên bản diễn dịch thú vị: đ
1. Với công ty thì "Fải Phát Triển"
2. Với Sếp thi “Fải Phần To"
3. Với Địch thì "Fải Phao Tin"
4. Với Marketing thì "Fải Phóng To"
5. Đi chơi thì "Fải Phòng Thân".
6. Thực hiện kế hoạch thì "Fải Phòng Thai"...

Nguồn: Trích sách Đồng Đội


Để lại bình luận của bạn.
Mới hơn Cũ hơn