Gửi những người "cày như trâu" nhưng sự nghiệp mãi lẹt đẹt

“Công việc tao làm ngày làm đêm nhưng chẳng bao giờ thấy được tăng lương”,

“Cả ngày tao cứ bị sếp mắng, đồng nghiệp xem thường…” 


Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những câu than phiền của những con người đi làm với nhau mỗi khi có dịp “giãi bày tâm trạng”. Dù là người đã có thâm niên nhiều năm hay sinh viên mới đi làm được vài tháng, môi trường xung quanh vẫn luôn tồn tại những cái “bẫy”. Nếu không cẩn thận, họ rất dễ vấp phải những sai lầm, khiến bản thân ngày càng lún sâu hơn vào những suy nghĩ tiêu cực.


1. Đừng quá lạm dụng câu nói “Em không hiểu chỗ nào thì hỏi”. Đây không phải là “cái cớ” để bạn lười biếng

Khi mới vào công ty, bạn có thể thường xuyên nghe những câu hỏi:“bạn có thắc mắc gì không?” Thoạt nhìn đây có vẻ là một cơ hội để bạn học hỏi kinh nghiệm của ​​người đi trước. Nhưng nếu bạn cứ hỏi vì bạn không tìm được câu trả lời thì sẽ thường nhận được phản hồi thế này: “Em tự tìm hiểu trước đi.” Sau đó bạn sẽ nhận thấy một điều hiển nhiên rằng: Câu hỏi bạn đặt ra sẽ phản ánh khả năng của bạn.

 

 

“Em không hiểu chỗ nào thì hỏi” không phải là “cái cớ” để chúng ta lười biếng suy nghĩ


Nếu chưa tìm hiểu rõ đã vội hỏi, chứng tỏ bạn không động não giải quyết vấn đề, luôn nhờ vả người khác và cấp trên sẽ nghi ngờ khả năng của bạn dựa vào những câu hỏi này. Đây không phải là một vấn đề lớn lao, vậy bạn đặt câu hỏi để làm gì, hay là bạn thực sự không hiểu?

 

“Hỏi khi không hiểu” đôi khi không phải cách hay, mà đó thể hiện sự rụt rè và không chịu tìm tòi. Quan trọng hơn, tại nơi làm việc, sự tương tác giữa mọi người về cơ bản là sự trao đổi giá trị. Bất cứ khi nào bạn hỏi ai thì sau này có việc cần, họ sẽ tìm bạn để giải đáp giống như bạn từng hỏi họ. Lúc đó, bạn có muốn từ chối cũng chẳng được. Tham vấn ý kiến của người khác là không sai nhưng thành thật mà nói, ít có đồng nghiệp nào thực tâm nói cho bạn biết bạn làm vậy đúng hay sai, nhất là trong môi trường cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau. “Không hiểu thì hỏi” có chăng là dịp để bạn hỏi những câu hỏi đáng được hỏi, không phải là cơ hội để bộ não của bạn lười biếng.


2. Làm việc phải cẩn trọng, hạn chế sai sót. Khi sai sót phải báo cáo kịp thời

Một số người tâm sự rằng ở nơi làm việc, họ không cam tâm làm chân sai vặt, họ luôn muốn thực hiện các công việc thuộc chuyên môn. Sau rất nhiều công việc khó khăn, họ đã có cơ hội. Tưởng đâu đã tốt, không ngờ tình hình chuyển biến theo hướng ngược lại. Họ liên tục làm phiền sếp và không biết mình sai ở đâu.

 

 

Ví dụ: Ngay khi sếp giao nhiệm vụ, anh ta đã trả lời bằng một từ “Ok”. Việc này có thể đơn giản và nằm trong tầm kiểm soát của anh ta. Nhưng sau đó, anh ta lại phàn nàn rằng: “Tôi chỉ nói về việc theo dõi thôi chứ tôi đâu có bảo làm sao để thực hiện đâu, theo sếp thì tôi nên làm gì?”


“OK” không phải là câu trả lời tốt nhất trong tình huống này. Tình trạng chấp nhận thụ động các nhiệm vụ này dường như xuất hiện ở nhiều người mới đến công ty. Ở trường, mọi người đều có lịch học, thời hạn cho bài tập và ngày cụ thể cho các kỳ thi. Nhưng ở nơi làm việc, không có thời hạn rõ ràng. Khi không có yêu cầu chính xác, chủ động theo dõi diễn biến tình hình là lựa chọn tốt hơn.


Bạn có thể hỏi khi cần thiết. Hoặc đơn giản là tự lên kế hoạch và trả lời với những yêu cầu khi nào có khả năng hoàn thành. Sau khi theo dõi sẽ đến chủ động phản hồi kịp thời. Một số người có thể nghĩ rằng người đáng tin cậy có nghĩa là người không phạm sai lầm. Nhưng không có ai hoàn hảo, điều này rõ ràng là thực tế.


Người dễ có được sự tin tưởng không phải là người không phạm sai lầm mà là người biết theo dõi liên tục và phản hồi kịp thời. 


3. Đừng giả vờ chăm chỉ

Một nhân viên bình thường nghĩ về cách hoàn thành công việc, nhưng một nhân viên giỏi sẽ nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn.

Suy xét không hẳn là mất thời gian, việc này sẽ cho phép chúng ta tìm ra những cách hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề triệt để hơn. Suy nghĩ lại việc đã làm cũng quan trọng như làm việc. Nhân viên bình thường chỉ làm việc một cách máy móc, không tóm tắt và tổng kết kinh nghiệm của họ.

Người làm việc hiệu quả có thể học hỏi từ người khác để không mắc phải những sai lầm tương tự.

Những người bạn cảm thấy như một cuốn bách khoa toàn thư biết tất cả mọi thứ, không phải họ có một trí nhớ tốt, mà là họ có những thói quen tốt và hiệu quả công việc của họ sẽ rất khác.

 

Gửi những bạn “cày như trâu” nhưng sự nghiệp vẫn mãi lẹt đẹt, chỉ cần tránh được 3 điều ở trên, chắc chắn bạn sẽ cải thiện được hình của mình trong mắt sếp và đồng nghiệp rất nhiều đấy. Chúc các bạn thành công!

    Đèn Biển


Để lại bình luận của bạn.
Mới hơn Cũ hơn