Thú vị và rất dễ luyện tập, hãy cùng ftel.fun thực hành hàng ngày nhé!
1. Thử đánh răng, dùng đũa, chải đầu bằng tay không thuận (Kích thích hoạt động não phải).
2. Thử ghi nhớ vị trí đồ đạc xung quanh rồi nhắm mắt và đi lại trong phòng. Nhưng phải chú ý dưới chân và đồ dễ vỡ. (Kích thích trí nhớ, tưởng tượng không gian).
3. Lựa chọn cung đường, ngõ tắt khác so với cung đường mà bạn thường đi (Kích thích trí thông minh không gian và thị giác).
4. Thử kết hợp các nguyên liệu đồ ăn khác nhau để tạo thành món ăn mới, hoặc ăn thử các món mới lạ (Kích thích sáng tạo và khả năng nhận biết mùi vị).
5. Tạo thành thói quen tự hỏi “Tại sao?” Ví dụ: “Tại sao A trông như này?”, “Tại sao B hoạt động như vậy?”, “Tại sao C gọi như thế?”... Cố gắng tự tìm ra một câu trả lời trước khi google (Kích thích kỹ năng phân tích, đánh giá, học hỏi).
6. Học một ngôn ngữ mới (kích thích tăng trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, cảm giác và phản xạ).
7. Thường xuyên chơi các trò chơi trí tuệ như trò chơi ô chữ, Sudoku, giải câu đố (kích thích khả năng nhận thức và giải quyết vấn để, tư duy logic)
8. Tận dụng giấy nhớ. Hãy viết mỗi khi bạn có thể: mục tiêu trong tháng, thời khóa biểu, việc cần làm, câu trích dẫn hay, lời nhắn cho người thân… và dán chúng ở những nơi bạn thường thấy. (Kích thích trí nhớ và trí thông minh cảm xúc).
9. Dạy lại những gì bạn đã học được cho người khác (Kích thích sự lưu trữ thông tin và kỹ năng giao tiếp).
10. Uống một ly nước ngay khi thức dậy vào buổi sáng (Kích thích hoạt động sinh học của não bộ).
11. Thử thách đọc 2 quyển sách/1 tháng trong vòng bạn bè. Tóm tắt quyển sách đó cho họ sau khi đọc xong. (Kích thích khả năng đọc hiểu, sự tập trung, tư duy logic, phân cấp thông tin).
12. Nghe sách nói hoặc chương trình phát thanh khi chạy bộ, dọn nhà, nấu ăn, hoặc làm việc vặt… (Kích thích tiềm thức lưu trữ thông tin).
13. Hãy thường xuyên nhờ giúp đỡ từ những người có kiến thức, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm hơn bạn một cách khéo léo (Kích thích khả năng đặt vấn đề, kỹ năng thuyết phục, trí thông minh cảm xúc).
14. Dành khoảng 30 phút chợp mắt buổi trưa và ngủ 7-8 tiếng buổi tối (Kích thích sự lưu giữ ký ức ngắn hạn, phục hồi năng lượng cho não).
15. Xem phim nước ngoài không có phụ đề (Kích thích trí thông minh ngôn ngữ).
16. Thử viết một câu chuyện dài hoặc tạo một bộ phim trong đầu, từ tình tiết, lời thoại đến nội dung hoàn chỉnh (Kích thích sáng tạo, trí tưởng tượng).
17. Đàm luận với người có quan điểm đối lập với bạn một cách bình tĩnh (Kích thích tư duy phân tích, phản xạ, kỹ năng tranh luận và quản trị cảm xúc).
18. Tập thể dục ít nhất 10 phút/ngày. Có thể thay đổi, kết hợp nhiều bài tập ngắn (Kích thích trí thông minh thể chất).
19. Dành ít nhất 10 phút trước khi ngủ để ghi chú ngắn gọn lại toàn bộ kiến thức mới đã học trong ngày (Kích thích trí nhớ dài hạn và khả năng tóm tắt, sắp xếp thông tin).
20. Thử chuyển đổi kiến thức khô khan thành các đoạn “nhạc chế” (Kích thích trí thông minh âm nhạc).
21. Thường xuyên tự hỏi bản thân những câu quan trọng: Tính cách của mình là gì? Điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì? Ước mơ, đam mê của mình là gì? Mục tiêu, động lực của mình là gì? vv… (Kích thích trí thông minh nội tâm).
22. Cuối cùng: Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã biết tất cả hay tự nhận rằng mình là người thông minh. Tư tưởng đó sẽ kìm hãm bạn, khiến bạn không bao giờ phát huy hết khả năng của bản thân!
Ann (sưu tầm và biên tập)