Mối liên hệ giữa Văn hóa dân tộc và Văn hóa doanh nghiệp?

Bản chất văn hoá doanh nghiệp cũng như văn hoá nói chung là tập hợp các giá trị, niềm tin, xu hướng hay hành vi được đa số các thành viên chấp nhận. Là một thứ xuất hiện lâu đời hơn, văn hoá dân tộc ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh.

Nêu ý kiến bản thân


Có thể thấy nhìn chung, so với các nước tiên tiến khác trên thế giới thì người Việt Nam thường ít nêu lên ý kiến của bản thân mình. Ví dụ như ở Mỹ, văn hoá của họ khuyến khích sự công qua việc tất cả mọi người đều có thể thoải mái nêu lên ý kiến của bản thân. Có thể thấy rõ điều này qua những cuộc biểu tình của người dân cũng như phân quyền quyết định tối cao cho nhiều lãnh đạo cấp cao từng bang. Từ đó, nhân viên cũng hình thành tư duy luôn sẵn sàng nói lên quan điểm riêng của bản thân.


Trong khi đó, người Việt Nam sẽ có xu hướng ít khi mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân hơn, đặc biệt là những nhân viên cấp dưới, ít kinh nghiệm và kiến thức hơn. Đây ví dụ khá đặc trưng khi văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đa số mọi người không được tạo thói quen nêu ý kiến cũng như tự tin vào những điều mình nói, đặc biệt trong trường hợp ý kiến không giống với số đông. 


Sự chia sẻ là yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp


Sự sáng tạo


Văn hoá Việt Nam là văn hoá coi trọng truyền thống nên chưa thực sự coi trọng sự sáng tạo. Trong vài chục năm trở lại đây, xã hội mới bắt đầu khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi đó, các tổ chức cũng mới bắt đầu bắt kịp những xu hướng coi trọng sáng tạo trong văn hoá doanh nghiệp bằng cách tạo dựng môi trường văn phòng, quy định khuyến khích sáng tạo,…


Đi đầu trong đưa yếu tố sáng tạo và văn hoá doanh nghiệp là các doanh nghiệp lớn, có yếu tố nước ngoài như CocaCola Việt Nam, IBM Việt Nam,.. Gần đây, một số công ty Việt Nam cũng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt với sáng tạo là một phần cốt lõi như VNG, Vinamilk,…


Sự sáng tạo trong bất cứ hoạt động nào cũng góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp vững mạnh



Sự nỗ lực


Một điểm nổi bật nữa là văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ý chí nỗ lực vươn lên. Không khó để tìm thấy những tấm gương vượt khó để đạt được những thành công từ xưa đến này trong lịch sử. Ý chí này cũng được coi là một trong những nét văn hoá lâu đời của dân tộc. Đôi khi bạn có thể không để ý nhưng sự nỗ lực ngấm vào rất nhiều người và hình thành một văn hoá trong bộ phận nhân viên. 


Các bạn trẻ hiện nay cũng tiếp nhận được văn hoá đó nên không khó để thấy những CEO hay những người tài với thành tính khủng khi còn ở độ tuổi rất trẻ. Chính những người này và nhiều người trẻ tương tự luôn có sự nỗ lực nên tác động đến sự cạnh tranh trong doanh nghiệp. Bài toán của người làm quản trị chính là đảm bảo sự cạnh tranh này lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.


Để có được sự cạnh tranh lành mạnh, yếu tố nhất thiết phải có trước tiên chính là công bằng. Mọi nhân viên phải có cơ hội và điều kiện như nhau để thực hiện công việc được giao. Sự ghi nhận, đánh giá và thăng tiên cũng phải công bằng thay vì dựa vào những yếu tố không khách quan như mối quan hệ hay tài chính,… Có thể thấy một hướng mà văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp chính là đề cao sự công bằng và minh bạch trong môi trường làm việc. 


Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh và nhiều yếu tố có thể tiêu cực hoặc tích cực. Các nhà quản trị cũng như bộ phận phụ trách xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần xem xét, tìm hiểu kĩ hơn sự tác động này để có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách. Từ đó, đảm bảo phát huy và khuyến khích những giá trị tốt đẹp đã có sẵn từ văn hoá cũng như điều chỉnh, cập nhật hoặc thay đổi một số đặc điểm không mang lại lợi ích cho sự phát triển của tổ chức.


Ann (Sưu tầm)

Để lại bình luận của bạn.
Mới hơn Cũ hơn