STCo quả là một Trademark đặc biệt cho FPT

Hội thảo “STCo và năm tập đoàn FPT” được tổ chức trong hai ngày 15-16/1 tại Mũi Né, Phan Thiết. Vừa đúng con số Tâm linh, 13 thành viên tâm huyết nhất với STCo, 9 người Hà Nội và 4 người Sài Gòn, đã quyết tâm cùng nhau tìm ý tưởng mới trên miền đất đầy gió và cát này.


Năm 2003 là năm thử thách to lớn. Những cuộc tranh luận nhiều khi đến mức gay gắt trong nội bộ ban lãnh đạo về mô hình tập đoàn sẽ được đem ra kiểm chứng bằng thực tế khắc nghiệt của thị trường.


Xưa nay khách thơ chưa bao giờ có thể đùa với tiền bạc. Viễn cảnh về những công ty hùng mạnh mới ra đời và lăm le nuốt chửng các thế lực nhỏ nhoi không sinh ra lợi nhuận quả là hoành tráng. Bởi vậy việc các Viện sĩ bất ngờ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Bắc – Nam đề đề ra những quyết sách trong tình hình mới cũng chẳng phải là điều gì quá khó hiểu. Địa điểm được chọn là một bãi biển hoang vắng ở miền Nam Trung Bộ nhằm tránh xa những cặp mắt xoi mói của dân gian cũng như  các giới doanh nhân chính trị.



Ngay đêm đầu tiên, bên chai rượu Chivas cũ kỹ vài năm, lịch sử hào hùng của STCo đã được ôn lại. Có thể thấy rõ những biến chuyển quan trọng trong kinh doanh đều gắn với những sáng tác bất hủ:

- Khởi nghiệp: bán máy cho Liên Xô, 1988: “Đoàn FPT”

- Thử nghiệm mô hình tập đoàn lần 1, 1991: thành lập Zodiac: “Lá Diêu bông”, chính thức xuất hiện cái tên STCo.

- Chuyển dịch sang kinh doanh tin học trong nước. Hôi nghị khách hàng Xuân 1993: Lần đầu tiên STCo xuất hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Thử nghiệm tập đoàn lần 2 năm 1995 – 1996 – thành lập các đơn vị thành viên: FSS/FIS/FCO/FTT. Hôi diễn STCo 13/9 lần đầu tiên giữa các đơn vị thành viên với Carmen rực rỡ.

- 10 năm FPT: tác phẩm điện ảnh đầu tiên về FPT “Nơi gây dựng những ước mơ”.

- Toàn cầu hóa – Xuất khẩu phần mềm, 2000: diễn viên nước ngoài đầu tiên lên sân khấu: “truyện trăm trứng”.


Những tác phẩm sân khấu được nhất trí đánh giá cao là: Carmen, Truyện trăm trứng và Thúy Kiều – Từ Hải. Bài hát được cho là đơn giản và gây ấn tượng mạnh nhất là bài “Hoan hô công – nông – binh”. Bài hát có giai điệu mượt mà nhất được coi là bài “Tắm sông Trường Giang”.


Năm tập đoàn 2003 được hy vọng là có thể kích thích những sáng tác mới do những thay đổi sâu sắc mà nó tạo ra trong cấu trúc công ty. Các nghệ sĩ cũng ghi nhận những rạn nứt trong quan hệ, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo, cần phải khai thác triệt để.


Trong phút trầm tư viện sĩ Lê Đình Lộc đã moi trong bộ nhớ của mình ra một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất phù hợp với hoàn cảnh của nhiều người hiện nay:

Đừng mong ai cho mình hòa bình

Đừng mong ai cho mình tấm áo

Đừng mong ai cho mình bát gạo

Vì người nào thương ta hơn là ta đâu.


Đừng mong ai, đừng tin ai

Anh chị này đừng mong chờ nữa

Bằng tay ta, bằng tim ta

Ta xây lại ngôi nhà của ta.


Mở đầu chủ đề STCo trong trái tim miền Nam, trưởng đoàn miền Nam Nam Dũng nhận xét:


Nếu so về tiểu tiết thì thấy: Hảo VD chạy nhanh hơn Khắc Thành, Sĩ NV tán gái hiệu quả hơn Tiến Béo, Vũ NC hát hay hơn Hưng Đỉnh. Còn bản thâm Nam Dũng thì ngay cả Châu là người trả lương còn dám chửi thì Bình đâu có ngán gì. Tuy nhiên các anh miền Bắc máu hơn, lắm tiền hơn, nói to hơn, tổ chức cuộc họp này làm bọn em rất lấy làm đắc ý”.


Phải nói là Nam Dũng không phải không có lý. Tuy thua miền Bắc về sự rầm rộ và độ quậy phá, STCo miền Nam sở hữu những kỹ năng nghệ thuật và tính đồng đội cao hơn. Các tiết mục vì thế thường trau chuốt và đơn giản hơn là đẹp.


Bài bát “we are the STCo” được dàn dựng tốt sẽ xứng đáng là ca khúc mở màn cho những hoạt động lớn của STCo. Lời bài hát nao nức lòng người kêu gọi cho những cảm hứng mới:

Anh em mình ơi, Sotico ơi giờ chơi đã đến rồi, rót cho đầy, cụng ly và ta cùng sáng tác.

Còn vui sướng nào bằng, đến đây với FPT, uống cho say và cùng nhau Sờ – ti – cô cho sướng.

Chúng ta đi đầu/chúng ta Sotico/ chúng ta đi nhậu là cùng nhau hát ca cho đến say mới về.

Còn sung sướng nào bằng, đến đây với FPT, để ta cùng nhau hát ca theo Sotico.


Để chuẩn bị cho ngày hội 13/3 sắp tới, hai miền Nam – Bắc sẽ phối hợp dàn dựng hợp xướng “hội Trùng Dương” cho thỏa chí. Bài tham luận về chủ đề “STCo trong mắt ai đã thành công ngoài sức mong đợi với sự có mặt của 4 thiếu nữ xinh đẹp đến từ nước Nga vĩ đại: Liuda, Olia, Larixa và Vitki. Liuda qá cảm động đã thốt lên: “Đây là đêm không thể quên của đời tao, cảm ơn chúng mày đã mang lại cho tao những cảm xúc chân thật. chúng mày nói là chúng mày làm máy tính, còn đối với tao, chúng mày là những nhà hoạt động văn hóa chân chính”. Olia điềm đạm hơn thì nhận xét “các bạn chắc đã phải sống với nhau cả đời rồi. Công ty nào mà có được tập thể đoàn kết như các bạn, chắc phải rất thành đạt”. 


STCo quả là một trade mark đặc biệt cho FPT. Công ty cũng giống như con người, có được sự kính trọng hay không chính là nhờ những sự khác biệt như vậy. Cuộc thảo luận bàn tròn về những câu hỏi: Liệu STCo có còn chỗ đứng trong tập đoàn, có tổ chức thành tập đoàn STCo… đã nhanh chóng chuyển sang những nội dung cụ thể hơn ví như: Năm nay sẽ làm gì? Viện sĩ thì khác gì nhân dân? Miền Nam cần có VHL riêng?


Cuối cùng đi đến kết luận:

Năm 2003, STCo sẽ tập trung vào bốn hoạt động mới:

1. Lễ hội 13/3 với hợp xướng Bắc – Nam “hội Trùng Dương” tại HCM.

2. Lần đầu tiên trong lịch sử STCo, sẽ tổ chức liveshow “10 năm hoạt động nghệ thuật của Khắc Thành” với các ban nhạc Chích Chòe Choác (FIS), Lục Tiểu Viện (HITC) và một số ca sĩ mời khác. Dự kiến thời điểm tổ chức là ngày 19/5 tại HN.

3. Hội diễn 13/9 với chủ đề “những sự kiện để đời trong 15 năm FPT”, tại HN.

4. Chương trình “Duyên dáng STCo” nhằm giới thiệu những giọng ca trẻ, đang ăn khách trong FPT vào dịp Noel, năm mới, tại HCM.


Ngoài ra các hoạt động thể thao sẽ được tổ chức và adua với trận cầu đinh: FFF HN – FFA HCM vào dịp hè. Để phân biệt Viện sĩ với nhân viên, cho phép các Viện sĩ được quyền không đeo thẻ nhân viên. Miền Nam cần có văn hóa riêng. Càng sớm càng tốt. Vấn đề kinh phí tạm gác lại vì quá nhạy cảm.


Tìm hiểu văn hóa địa phương luôn luôn là một chủ đề quan trọng trong mọi chuyến đi của STCo. Ngay trên đường đến điểm tập kết, lễ ngắm trăng tập thể trong vườn thanh long đặc sản địa phương đã được tổ chức trang trọng.


Hôm sau, sau khi ca bài “Hàn Mặc Tử” no nê, cả bọn đã leo lên hầu ông Hoán, nơi Hàn thi sĩ đã ôm Mộng Cầm dưới trăng mà kêu lên ai oán “ai mua trăng ta bán trăng cho”. Tiếp theo đoàn đã chụp ảnh trong lớp học của Dục Thanh xinh xắn thơ mộng, nơi Bác Hồ dừng lại dạy học sáu tháng trên hành trình tìm đường cứu nước. Các món ăn đặc sản như mực một nắng, nước mắm Phan Thiết, bọng ong nước đường cũng được thử nghiệm và đánh giá cao. Các trò chơi dân gian như: qua đèo đồi cát, đu mình trong sa lâm, tá lả giúp các nghệ sĩ nâng cao trình độ sức khỏe nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.


Chào mừng sự thành công tốt đẹp của Hội nghị, Viện sĩ tự “từ chức” Hoàng Minh Châu đã tổ chức chiêu đi đoàn tại Vườn Cổ Ngư tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong lúc say sưa, đột nhiên một hảo hán STCo tự là Hiếu Mẩu xưa nay vẫn được coi là mất tích bỗng xuất hiện đọc rống lên một bài thơ. Đọc xong rồi lại biến mất cũng mơ hồ tựa như lúc đến. Xin chép lại bài thơ đó để các bạn gần xa cùng thưởng thức:


Bố đi công tác xa

Hôm nay mới về nhà

Bố bèn làm tàu hỏa

Còn mẹ làm đường ray


Con thấy cũng hay hay

Nên xin làm ống khói

Tàu chạy lâu cũng mỏi

Bố biến thành đường ray


Mẹ lại thành tàu hỏa

Tàu chạy nhanh nghiêng ngả

ống khói cũng lắc lư

Mẹ bảo cứ từ từ

Bố bảo nhanh lên chứ

Đây là tàu tốc hành

Không nhanh thì chết mất


Nguyễn Thành Nam

Để lại bình luận của bạn.
Mới hơn Cũ hơn