Từ năm 1998, tính tới nay, các sỹ tử FPT đã… 9 lần khoa bảng cùng lều chõng. Khoa bảng thời nào cũng vậy, đều xuất phát từ hai hướng: khơi dậy lòng hiếu học và… đãi cát tìm người tài. Con đường khoa bảng mà sỹ tử mong dỗ đạt vinh danh rồi được bổ quan.
Thời xưa đặt nặng vào mục đích thứ hai nên sự học thường nghiêng về chữ lợi. Còn FPT, quan tám kì lều chõng, dường như chỉ chú trọng đến mục đích hiếu học, hiếu văn vì thế mà càng heo hắt sĩ tử lưa thưa… đứng trước những khó khăn về thiếu hụt người tài làm thủ lĩnh, kỳ thi Trạng năm nay hình như có nhiều thay đổi.
Trạng xưa
Mô hình thi Trạng tại FPT lấy từ mô hình thi Tam trường của thời trước, gồm 3 vòng.
- Thi Hương: vòng đầu tiên tại các trường thi chon từng vùng sinh đồ.
- Thi Hội: vòng thi thứ hai, cho những người đỗ Sinh đồ chọn ra hương cống.
- Thi Đình: vòng thi cuối cùng tại triều đình chọn ra ba đỗ đầu theo thứ tự cao thấp là Đệ nhất giáp tiến sĩ gồm: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, (Tam Khôi). Số người đỗ thấp hơn chia làm 2 cấp: Đệ nhị giáp Tiến sĩ thường chỉ có một người là Hoàng giáp và Đệ tam giáp Tiến sĩ, tức Tiến sĩ hạng ba, số người đỗ không nhất định.
Người đỗ trong các kỳ thi đều được bổ nhiệm làm quan. Với nhà nước đó là cách lựa chọn người tài, với sỹ tử đó là thuốc mê cho sự học chăng?
Về chuyện bổ quan, đời nhà Nguyễn, người đỗ Hương cống (hạng Giáp) được bổ Tri phủ, Tri huyện; Sinh đồ (hạng Ất) thì bổ Nho học, Huấn đạo; Hạng Bính cũng gọi là Sinh đồ, cho làm Lễ sinh, hoặc Nhiêu học suốt đời. Còn đỗ cao nhất như trong vòng thi Đình thường được bổ nhiệm vào các bộ hoặc đứng đầu các Trấn như tổng Trấn.
Thi Hương ba năm một lần, thi Hội ngay sau thi Hương. Khoảng một tháng sau là thi Đình.
Muốn thi Hương phải trải qua một kỳ thi Hạch, có đỗ mới được dự thi. Thi hạch được tổ chức mỗi năm một lần, những người đỗ gọi là Khóa sinh, người đỗ hạng Nhất gọi là Đầu xứ.
Trạng FPT được làm “quan”?
Các môn trong thi Trạng là chuyên môn, tiếng Anh và có… thâm niên làm việc. Những tiêu chí này cho thấy tầm nhìn FPT trong Trạng là khuyến khích họp tập, rèn luyện bản thân để cống hiến cho FPT. Tầm nhìn này hàm chứa một ý nghĩa văn hóa: làm sống lại tinh thần ham học, hiếu học và tu thân. Tám năm thi trạng vinh quy bái tổ xong thì… tìm đường ra đi. Người đi du học, kẻ chuyển sang “chỗ thơm” hơn.
Lịch sử trạng FPT ghi nhận, năm 1999, cả ba Đệ nhất giáp là PhongTT, Thúy KT, Sơn LH đều không còn ở lại với FPT.
Phải chăng đã đến lúc phải có gì đó thay đổi trong “Trạng FPT”? Thực hư thế nào phải chờ vòng thi Đình hoàn tất. Tuy nhiên, trước mắt đã có một số thay đổi rồi.
Khác với mọi lần lều chõng, năm nay ba chứ “cán bộ nguồn” là tiêu chí tuyển chọn khóa sinh. Cùng với điểm chuyên môn, điểm tiếng Anh, tiêu chí quan trọng để các sĩ tử qua vòng sơ khảo mà đến với kỳ thi Hương chính là vị trí mà họ đang đảm nhiệm hoặc sắp được bổ nhiệm.
Xuất phát từ thực tế thiếu hụt tiền tài thực sự cho những vị thủ lĩnh, cuộc thi trạng năm nay phản ánh rõ muốn của ban lãnh đạo: tuyển ra một số lượng các thủ lĩnh trẻ. Nếu thi rồi, đỗ rồi mà không được bổ nhiệm thì theo Khoa MVĐ “cũng bằng vô ích”. Người đi thi không phải chỉ được vỗ tay thật to mà họ muốn tài năng của họ được trọng dụng, khả năng của họ được thách thức. Với tiêu chí như thế, đâm ra… mừng. Hình như năm nay, các sỹ tủ sau khi đỗ đạt, thể nào cũng được bổ làm quan.
NamTS (Bảo tàng FPT: 2006)